Trong những năm qua, cùng với hoạt động chuyên môn công tác nữ trong ngành GD&ĐT tiếp tục được quan tâm, chăm lo. Đội ngũ cán bộ nữ trong ngành GD&ĐT đã vươn lên khẳng định vị thế của mình và dành nhiều kết quả quan trọng.
Những kết quả
đã đạt được trước hết là do ngành GD&ĐT đã thực hiện tốt quyền bình đẳng
của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm, nâng cao địa vị kinh tế và cải
thiện đời sống cho phụ nữ trong ngành GD&ĐT. Trình độ chuyên môn của nữ
giáo viên ngày càng được nâng cao, toàn ngành có 14 nữ giáo viên đạt danh hiệu
giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia và hàng trăm nữ giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Ngành thường xuyên bồi dưỡng chuẩn hoá, vượt chuẩn, đào tạo lại cho đội ngũ nữ
cán bộ giáo viên đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, kế hoạch đào tạo trong tình hình
mới. Xây dựng quy hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ quản lý đương
chức và kế cận, không ngừng nâng cao vị thế của cán bộ nữ trong ngành GD&ĐT
và trong xã hội. Thường xuyên chăm lo, quan tâm đến đời sống cán bộ nữ giáo
viên, thực hiện tốt các chế độ chính sách
đối với nữ cán bộ giáo viên. Phối hợp với Công đoàn Giáo dục Hoà Bình và
các tổ chức chính trị - xã hội đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách
đối với nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, nhất là đối với những chị em đang
công tác ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng lòng hồ Sông Đà,
vùng đồng bào dân tộc... Quan tâm, chăm lo đến những nữ cán bộ, giáo viên, công
nhân viên có hoàn cảnh khó khăn... Tham mưu với UBND tỉnh xây dựng chế độ,
chính sách có liên quan đến nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, nhất là đối
với giáo viên Mầm non ngoài biên chế. Tổ chức đánh giá đúng thực trạng vai trò,
vị trí của đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý trong thời gian qua.
Đồng thời đề ra chương trình, kế hoạch hành động cụ thể qua các cuộc vận động,
các đợt kỷ niệm lớn trong năm. Thường xuyên tổ chức Hội thảo, tọa đàm nâng cao nhận
thức cho nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong việc đấu tranh chống
các quan điểm, tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ; khắt khe, hẹp hòi trong
đánh giá, sử dụng và đề bạt cán bộ nữ để từ đó nâng cao nhận thức về phái nữ,
tạo sự hiểu biết, thông cảm với chị em. Giúp đỡ nữ cán bộ, giáo viên, công nhân
viên khắc phục biểu hiện tự ti, thiếu ý thức vươn lên, ngại làm công tác quản
lý, hẹp hòi, đố kỵ, níu kéo nhau... Trong những năm qua, toàn ngành đã tổ chức
được 305 cuộc tuyên truyền về giới cho trên 16.000 lượt nữ cán bộ, giáo viên,
CNV và học sinh. Tổ chức phổ biến về Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009
của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Thông
tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý và sử
dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ,
về chủ trường chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đối với phụ nữ và trẻ
em với 285 cuộc cho gần 17.000 lượt nữ cán bộ, giáo viên, CNV và học sinh, sinh
viên.
Toàn
ngành tiếp tục thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ trong GD&ĐT, tạo điều
kiện cho phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt. Ngành GD&ĐT phối hợp
chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố từng bước bố trí, sử dụng tốt các lực
lượng cán bộ, giáo viên nữ hiện có đủ
tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn vào các vị trí chủ
chốt tại các đơn vị, trường học, nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ làm công tác quản lý
trong các đơn vị trường học. Trình độ lý luận chính trị của nữ cán bộ, giáo
viên ngày càng được nâng cao. Toàn ngành có trên 100 đồng chí đang học chương
trình Trung cấp lý luận chính trị tại các trường và trung tâm đào tạo Chính trị
của tỉnh và của huyện, thành phố, trong đó có gần 50% là nữ cán bộ, giáo viên.
Quan tâm đến đội ngũ cán bộ nữ trong việc ưu tiên cho nữ đi học nâng cao trình
độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị, ưu tiên trong việc tuyển dụng, bố
trí sử dụng đối với nữ giáo viên. Tham mưu với địa phương để có chế độ chính
sách cho giáo viên trong ngành trong đó phần đông là nữ để nâng cao trình độ
nghiệp vụ chuyên môn (kể cả giáo viên mới hợp đồng, tuyển dụng). Ngành
GD&ĐT Hòa Bình hiện đang mở các lớp Đại học và Cao đẳng tại chức với nhiều
chuyên ngành với đối tượng tuyển sinh là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy
trong các nhà trường và đơn vị giáo dục, để đáp ứng nhu cầu học tập chuẩn hóa
và nâng chuẩn cho đại bộ phận giáo viên mà trong đó 3/4 là nữ.
Tiếp tục cải thiện điều
kiện chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ, trẻ em. Giáo dục Mầm non với việc chăm sóc
và nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở giáo dục đã ngày càng lớn mạnh về số lượng và
chất lượng. Tỷ lệ trẻ được huy động ra lớp tiếp tục tăng so với năm học trước;
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 9,42%, giảm so với năm học trước. Ngành đã mở
nhiều lớp tập huấn cho nhiều lượt giáo viên Mầm non và giáo viên Tiểu học về
dạy trẻ khuyết tật, không ngừng tăng cường việc giáo dục hoà nhập cho trẻ
khuyết tật. Tổ chức đa dạng các loại hình trường lớp mầm non để tạo điều kiện
thuận lợi cho đông đảo các gia đình thuộc các thôn, bản cho trẻ vào các nhóm
trẻ, lớp mẫu giáo, giúp cho chị em phụ nữ có thêm thời gian cho hoạt động lao
động, học tập và công tác chuyên môn. Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng và
chính quyền địa phương cùng sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể quần
chúng và các lực lượng xã hội đầu tư xây dựng nhà công vụ, khu nội trú; bổ sung
nguồn nước sạch cho sinh hoạt của giáo viên nói chung và nữ giáo viên nói riêng
ở vùng cao, vùng sâu. Trang bị cho chị em giáo viên một số phương tiện và vật
dụng tối cần thiết khác phục vụ cho sinh hoạt và công tác. Phối kết hợp với các
ban ngành, đoàn thể tuyên truyền chủ trương “3 đủ”: Đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở
và vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường học. Vận
động CB, GV, NV, HS trường thuận lợi tạo mọi điều kiện giúp đỡ, ủng hộ trường
khó khăn bằng nhiều hình thức. Thống kê theo số liệu báo cáo từ các đơn vị,
trường học, đến nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chưa ghi nhận trường hợp học
sinh nào phải bỏ học do thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở và đồ dùng học tập.
Thực hiện Chỉ thị số
40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Sở Giáo dục và Đào tạo
Hoà Bình tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” với các chủ trương biện pháp cụ thể, thiết thực
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục học sinh. Tập trung chỉ đạo các đơn
vị, trường học thực hiện trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Mở rộng diện tích
các trường chật hẹp. Tăng cường xây tường bao, cổng biển trường đảm bảo an
toàn. Xây dựng phòng học an toàn, thoáng mát; tăng cường bàn ghế, đồ dùng,
thiết bị dạy học. Xây dựng sân chơi, trồng cây trong khu vực trường, đảm bảo có
đủ nhà vệ sinh cho GV và học sinh; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong
các trường Mầm non, các lớp tiểu học bán trú, các trường PT DTNT… Phát động sâu
rộng trong toàn xã hội phong trào" Xanh - Sạch- Đẹp " ở mỗi nhà trường và ở mỗi gia
đình. Phần lớn các gia đình giáo viên đều đã có nhà tắm, công trình vệ sinh
sạch sẽ. Toàn ngành đã có trên 80% số đơn vị, trường học đăng kí thực hiện
"Xanh - Sạch - Đẹp"; đạt tiêu chuẩn văn hóa, riêng khối trực thuộc
trong năm qua đã có 30 đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa. Tích cực vận
động, tổ chức ký cam kết thi đua thực hiện trong đơn vị không có người sinh con
thứ 3. Tham mưu với UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định 161/TTg của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn
2001-2010 và tuyển dụng giáo viên mầm non vào biên chế.
Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tăng
số phụ nữ được giới thiệu và tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp, các ngành. Toàn ngành (trong
biên chế) hiện có 1014 cán bộ quản lý là nữ trong đó:Cấp ngành có 02
đ/c (01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng); cấp huyện, thành phố có 9 đ/c (2
trưởng phòng, 7 phó trưởng phòng) và trên 50 đồng chí là Uỷ viên Ban chấp hành
Công đoàn giáo dục các huyện, thành phố. Trường Mầm non có 472/472 CBQL là nữ,
tỷ lệ 100 % Trường Tiểu học có 286/501 CBQL là nữ, tỷ lệ 57%; Trường Phổ thông
cơ sở có 15/50 CBQL là nữ, tỷ lệ 30%; Trường Trung học cơ sở có 180/450 CBQL là
nữ, tỷ lệ 40%; Trường Trung học phổ thông có 21/107 CBQL là nữ, tỷ lệ 19,6%.
Tăng cường năng
lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Ngành GD&ĐT đã kiện toàn Ban VSTBPN
theo hướng dẫn của tỉnh và trung ương. Thành phần của Ban đảm bảo cho hoạt động
với các đồng chí đủ năng lực, đại diện theo đúng qui định của việc thành lập
Ban. Với đặc điểm là một ngành có nhiều đơn vị cơ sở tại tất cả các xã phường
thị trấn trong tỉnh (tại các xã vùng cao, vùng sâu nhiều trường tiểu học còn có
nhiều chi trường tại các thôn bản với nhiều trình độ trong cùng một lớp “lớp
ghép”) đồng thời sử dụng nhiều lao động nữ. Ngành GD&ĐT Hòa Bình thường
xuyên, tích cực chú trọng tới công tác nữ trong cán bộ, giáo viên, công nhân
viên và việc giáo dục giới tính, huấn luyện kiến thức về sức khỏe sinh sản vị
thành niên trong đông đảo học sinh trung học và sinh viên học sinh trong trường
Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình chủ trương
lồng ghép nội dung công tác nữ trong các nội dung công tác của ngành (tại các
Hội nghị, tập huấn của ngành và các chuyến công tác tại đơn vị cơ sở). Tổ chức
quán triệt trong lãnh đạo, trong nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học
sinh, sinh viên nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng đối với công tác nữ; nắm
vững mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ
đổi mới và tăng cường công tác vận động Phụ nữ, toàn ngành tích cực thi đua
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và giảng dạy; thực hiện cuộc vận động
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ
GD&ĐT phát động. Thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức,
tự học và sáng tạo”. Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể
từng thành viên và ban hành kế hoạch, chương trình thực hiện cuộc vận động. Trên cơ sở đó, các đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện
cụ thể cho năm học 2009 - 2010 và giai đoạn 2009 - 2012. Chỉ đạo các đơn vị thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo thực
hiện cuộc vận động. Tính đến tháng 10/2009, 100% các đơn vị đã thành lập hoặc
kiện toàn Ban chỉ đạo. Ban VSTBPN ngành đã
phối, kết hợp chặt chẽ với Ban Nữ công của Công đoàn giáo dục trong việc tuyên
truyền, tổ chức, vận động phụ nữ thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn để phát triển
kinh tế gia đình. Phối hợp với các
ban ngành của tỉnh, các huyện, thành phố tập trung làm tốt một số yêu cầu về
công tác cán bộ nữ như bố trí sử dụng cán bộ nữ và lao động nữ ngày càng hợp lý
hơn, phù hợp với địa bàn các đơn vị, trường học, phù hợp với các cấp học. Không
ngừng phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nữ các cấp học, ngành học.
Mở rộng quy mô và hình thức đào tạo giáo viên, trong đó chú trọng tăng số lượng
nam giới trực tiếp giảng dạy ở các bậc học Mầm non, Tiểu học, hỗ trợ chị em
trong các nhà trường hoạt động có hiệu quả hơn. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ nữ có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh
nghiệm quản lý, có sức khoẻ đảm đương các trọng trách được giao. Đẩy mạnh phong
trào “Phụ nữ giỏi việc trường, đảm việc nhà” xây dựng “Gia đình Nhà giáo Văn
hoá”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống Văn hoá” tạo điều kiện
thuận lợi cho chị em trong công tác, học tập, giảng dạy...
Bước
vào giai đoạn mới, công tác nữ trong ngành GD&ĐT tiếp tục được sự quan tâm,
chăm lo. Trong năm 2010 các đơn vị, trường học tiếp tục quán triệt, bổ sung
chương trình kế hoạch thực hiện Chỉ thị số37/CT-TW của Ban bí thư về công tác
cán bộ nữ trong tình hình mới; đặc biệt là kiện toàn việc hoạt động của Ban
VSTBPN ở các cấp, tổ chức tập huấn về công tác cho cơ sở. Quán triệt tốt việc
thực hiện Chỉ thị số 40 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2004-2010”.
Ngô Thị Oanh