Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc sở GD&ĐT phát biểu chỉ đạo một số nội dung về Ứng xử trong trường học
Trong những năm qua, các
đơn vị, trường học đã triển khai thực hiện tương đối tốt kỷ cương nền nếp
trường học. Tích cực triển khai các văn bản của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT của
UBND tỉnh về xây dựng trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Mối quan hệ và ứng xử
văn hóa trong các đơn vị, trường học bước đầu đã được chú trọng, quan tâm chỉ
đạo. Nhiều trường học đã xây dựng quy tắc, quy định về ứng xử văn hóa và áp
dụng có kết quả. Một số đơn vị đã sáng tạo trong triển khai thực hiện; kỷ cương
nền nếp nhà trường có chuyển biến tích cực. Giáo viên, học sinh có ý thức hơn
trong việc chấp hành nội quy, quy chế, Điều lệ nhà trường. Tính nhân văn trong
ứng xử văn hóa của giáo viên, học sinh được nâng cao đã góp phần rất quan trọng
trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống của cán bộ, giáo viên và nhất
là đối với học sinh, sinh viên, học viên trong các nhà trường.
Nội dung ứng xử văn hóa
của các đơn vị, nhà trường trong thời gian qua đã được mở rộng và đa dạng,
phong phú hơn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống; phạm vi được mở rộng,
không chỉ ứng xử trong nhà trường mà còn giáo dục học sinh, sinh viên ứng xử
trong gia đình, ngoài xã hội, đặc biệt là ứng xử nơi công cộng. Các phòng
GD&ĐT và nhiều đơn vị, trường học đã đặt đúng vị trí ứng xử văn hóa trong
nhà trường dẫn dến cán bộ, giáo viên chủ động thực hiện quy tắc ứng xử. Việc chấp hành các quy tắc ứng xử có nhiều tiến bộ; các vi phạm
giảm hẳn. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ chấp hành tuyệt đối ý kiến của
lãnh đạo giao. Sự phối kết hợp trong công việc giữa các bộ phận đã thông thoáng
hơn thể hiện sự thống nhất cao trong
triển khai thực hiện. Giải quyết các công việc có tình, có lý . Kỷ luật lao
động được thực hiện một cách nghiêm túc.
Trang phục của cán bộ,
giáo viên, học sinh, sinh viên đúng quy định.
Khi giao tiếp với lãnh đạo, đồng nghiệp hoặc với công dân, với cán bộ,
công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội có thái độ đúng
mực; có tinh thần tôn trọng, cầu thị, cởi mở, lịch sự, hòa nhã, văn minh; tinh
thần trách nhiệm trong giảng dạy, trong công tác, tinh thần trách nhiệm tất cả
vì học sinh đã và đang trở thành nét đẹp trong tập thể Hội đồng sư phạm các
nhà trường.
Học sinh, sinh viên, học viên trong ứng
xử đã được giáo dục và chỉ bảo kỹ hơn, hạn chế những khiếm khuyết không đáng có
trong giao tiếp. Học sinh luôn đảm bảo
sự kính trọng, lễ phép, đảm bảo sự kính trọng, lịch sự với thầy cô giáo và người
lớn tuổi. Ứng xử của học sinh đã bước đầu làm hài lòng thầy cô giáo, bố mẹ và xã hội. Sự chia sẻ
buồn vui trong học sinh ngày càng chân thành hơn, gần gũi hơn. Ứng xử của học
sinh với người lớn tuổi đảm bảo thân mật, cởi mở, thể hiện sự tôn trọng, Các lời lẽ xưng hô chuẩn xác hơn, văn hóa hơn.
Sự thăm hỏi, giúp đỡ bạn bè, đã chân thành, tế nhị hơn và đồng cảm ơn.
Trong
gia đình, học sinh xưng hô, nói năng thể hiện sự kính trọng, lễ phép. Ứng xử
khi tham gia sinh hoạt chung đảm bảo đúng giờ giấc, tác phong nhanh nhẹn; ăn
mặc đúng quy định. Khi làm phiền lòng người khác biết xin lỗi, cảm ơn... đối
với các em nhỏ tỏ thái độ ân cần, chỉ bảo, nhường nhịn...
Quang cảnh Hội nghị
Trong
lớp học, ứng xử trong thời gian ngồi
nghe giảng trong lớp học đảm bảo đúng tư thế, tác phong. Kết quả học tập, rèn
luyện, ngày càng cao. Tất
cả những điều đó đã làm cho học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, góp phần nâng cao
nhận thức, hành vi, lối sống có văn hóa trong nhà trường, ở gia đình và ngoài
xã hội.
Cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học
sinh, sinh viên, học viên có cái nhìn đúng hơn về cách cư xử , ứng xử có văn
hóa trong giao tiếp, đặc biệt giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên; giao tiếp
giữ giáo viên với học sinh, giữ học sinh với nhau; giao tiếp của học sinh với
xã hội. Ứng xử của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên phải mẫu mực là tấm
gương để xã hội học tập và kính trọng.
Thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực phải bắt đầu từ việc xây dựng chuẩn hành vi đạo
đức và thực hiện các quy tắc ứng xử Văn hóa. Làm được điều đó, chúng ta sẽ thực
hiện tốt chức năng của các nhà trường là vừa dạy chữ vừa dạy người, góp phần
đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự
nghiệp phát triển GD&ĐT.
Ngô Thị Oanh