Bác Hồ thăm trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình ngày 17-8-1962
Từ
đó đến nay, Ngày 8/9/1945 trở thành ngày khai sinh ra hệ thống Giáo dục Thường
xuyên hiện nay. Cùng với cả nước phong trào Bình dân học vụ tỉnh ta đã có
bước phát triển mạnh. Công tác XMC đã
trở thành một bộ phận của cách mạng và gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại
của đất nước.
Lễ xuất quân của giáo viên tỉnh Hòa Bình
xuống nông thôn phát triển giáo dục, tháng 7-1962
Phong trào “Đi học là yêu nước - Dạy học là yêu nước”, “Mỗi lớp
học là một tổ tuyên truyền kháng chiến”, “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương
diệt giặc dốt”, “Chống nạn mù chữ đi đôi với sản xuất tăng gia” bước đầu đã
động viên cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ. Đồng bào
các dân tộc đã nô nức đi học các lớp XMC; con dạy cha, vợ dạy chồng, người biết
chữ dạy người không biết chữ. Do làm tốt công tác xóa nạn mù chữ, tháng
11/1948, xã Thanh Nông được Bác Hồ gửi thư khen:
“Xã Thanh Nông có vinh hạnh là xã đầu tiên đã xoá xong nạn
mù chữ, tôi khuyên đồng bào cố gắng học thêm và hăng hái xung phong thi đua ái
quốc để diệt giặc đói và giặc ngoại xâm cũng như đồng bào đã hăng hái diệt giặc
dốt vậy. Tôi lại mong đồng bào các xã khác trong tỉnh Hoà Bình cố gắng thi đua
với xã Thanh Nông làm cho tỉnh ta tiến bộ và vẻ vang”.
Tổng Bí thư Lê Duẩn chụp ảnh với học sinh dân tộc Hòa Bình
Thực hiện lời dạy của Bác, đến năm 1960, Hòa Bình là tỉnh
miền núi đầu tiên xoá xong nạn mù chữ, được Nhà nước phong tặng Huân chương Lao
động hạng Nhất. Ngày 1/7/1961 Bác Hồ đã gửi thư cho đồng bào cán bộ, giáo viên
trong tỉnh, trong đó Người dạy: “Tôi rất
vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ gửi lời khen ngợi Tỉnh nhà, là
tỉnh miền núi đầu tiên xoá xong nạn mù chữ... Thắng lợi vẻ vang đó là do sự cố
gắng của toàn thể đồng bào và cán bộ, do chính sách đúng đắn của Đảng và Chính
phủ ta... Nhưng đồng bào và cán bộ ta chớ vì thắng lợi mà tự mãn. Chúng ta phải
cố gắng hơn nữa, đẩy mạnh phong trào BTVH để cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân”.
Thầy giáo Lý văn Chiến- dân tộc Dao đang đọc bài cho học sinh
Trường cấp I Suối Nánh tập viết trong buổi học đầu tiên của niên khóa 1970-1971
Phát huy thành tích đạt được trong công tác xoá nạn mù
chữ, trong những thập kỷ 60, 70 toàn tỉnh lại dấy lên phong trào BTVH, từ công
sở đến các hợp tác xã, từ thành thị đến nông thôn, từ nhà máy đến ruộng đồng,
cán bộ, thanh niên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh lại thi đua đi học các lớp
BTVH. Hàng năm toàn tỉnh huy động được
hơn một vạn rưỡi người tới lớp. Trong thời kỳ này đã xuất hiện những
khẩu hiệu “Sản xuất là khoá, BTVH là chìa”, “ Sắc tay bút, súng cao nòng, tốt
ruộng đồng, diệt thắng Mỹ”. Bổ túc Văn hóa đã được đưa lên vị trí hàng đầu
trong công tác giáo dục.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm mô hình Phổ cập Giáo dục dân tộc tỉnh Hòa Bình
Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ IV nêu rõ: “Trong
toàn bộ công tác giáo dục phải thực sự đưa BTVH lên hàng đầu, nhất là BTVH cho
cán bộ xã và HTX để góp phần tích cực vào đào tạo cán bộ phát triển sản xuất” .Các
điển hình tiên tiến xuất hiện khá nhiều. Tiêu biểu là xã Thu Phong (Cao Phong) là đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất, trở thành lá cờ đầu BTVH miền núi. Xã Định Cư (Lạc Sơn) là
nơi một thời vang vọng lời ca:
“Định cư chín xóm ba vòng
Một tuần hai buổi song song học đều”
Bà dạy cháu
Ngoài ra, Trong tỉnh còn có các đơn vị tiêu biểu cho phong trào BTVH như Địch
Giáo (Tân Lạc), Ân Nghĩa (Lạc Sơn), nông trường Quốc doanh 2/9 (Yên Thuỷ), trường
BTVH cấp II, III thị xã, trường TNLĐ XHCN Hoà Bình, trường cấp II,III Hoàng Văn
Thụ... Đặc biệt là phong trào Giáo dục của xã Ngổ Luông (Tân Lạc), đã hoàn
thành phổ cập cấp II cho toàn xã, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng
Lao động.
Trong những năm đầu của thập kỷ 80, thực hiện Chỉ thị 115
và chương trình ánh sáng văn hoá miền núi, huyện Yên Thuỷ là đơn vị có nhiều thành
tích dẫn đầu trong tỉnh về phổ cập cấp II cho cán bộ và thanh niên trong
huyện... Từ đầu thập niên 90, bước sang giai đoạn cách mạng mới, nhu cầu học
tập của các đối tượng ngày càng gia
tăng, hệ hống GDTX trong tỉnh được củng cố và phát triển, nhất là từ khi tái
lập tỉnh tháng 10/1991. Ban chỉ đạo XMC
từ tỉnh xuống đến các huyện, xã, phường được thành lập. Từ đó đến nay đã huy
động được hơn 20 ngàn lượt người đi học các lớp XMC, giảm số người mù chữ từ
16.000 người trong độ tuổi 15-35 (tháng 12/1991) xuống còn trên 1.000 người
trong giai đoạn hiện nay. Năm 1995 tỉnh Hoà Bình đã được Nhà nước công nhận đạt
chuẩn Quốc gia về PCGDTH- CMC, là tỉnh miền núi thứ 2 và là tỉnh thứ 13 trong
cả nước đạt chuẩn về công tác này.
Học viên lớp xóa mù chữ huyện Mai Châu chụp ảnh
chung với đoàn công tác của sở GD&ĐT Hòa Bình, năm 1993
Trong quá trình thực hiện XMC, xuất hiện nhiều gương điển
hình tiên tiến tiêu biểu cho phong trào như xã Hoà Sơn (Lương Sơn), Đông Lai
(Tân Lạc), Đồng Nghê (Đà Bắc), Hương Nhượng (Lạc Sơn), Thống Nhất (TXHB)... Hình
ảnh thầy giáo Thương binh Bùi Văn Tròn, với một bàn chân gỗ kiên trì vận động
học viên ra lớp xoá mù, thầy giáo Nguyễn Trịnh Kiền (Kỳ Sơn) đã nghỉ mất sức vì
đau yếu bệnh tật, hai lần mổ dạ dày, một mắt hỏng vẫn hăng hái tham gia dạy các
lớp XMC, đã dày công sáng tạo phương pháp dạy học qua lời bài hát, đã thu hút
nhiều người học... sẽ mãi mãi là hình ảnh ghi đậm trong trang sử CMC của tỉnh
ta.
Công tác XMC hiện nay là sự kế thừa và phát huy cao độ phong
trào bình dân học vụ những năm xưa. Hiện nay, biết chữ phải hiểu là đã hết mức
III (tương đương với trình độ lớp 3 tiểu học), đối tượng XMC là người trong độ
tuổi 15 - 35; phương pháp giảng dạy XMC được chú ý nâng cao chất lượng theo
hướng phát huy cao vai trò chủ thể của người học, nội dung thiết thực do cuộc
sống đặt ra.
Hệ thống trung tâm GDTX - HNDN trong tỉnh được thành lập,
củng cố, đi vào hoạt động ổn định, tạo cơ hội cho mọi người được học. Các Trung
tâm tham gia tích cực trong công tác CMC và các lớp BTVH, ngoại ngữ, tin học, dạy
nghề, truyền thông giáo dục dân số KHHGĐ, phòng chống tai tệ nạn xã hội... Hoạt
động của các trung tâm đã thực sự có hiệu quả, góp phần nâng cao dân trí, phổ
biến khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng phù hợp với thực
tế địa phương, tích cực góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo của địa
phương...
Đọc báo sau mỗi giờ học
Phát huy truyền thống phong trào Bình dân học vụ, Hòa Bình
đã đạt chuẩn PCGDTHCS năm 2003, đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi năm 2005. Nhìn lại phong trào Bình dân học vụ 65 năm qua, chúng ta
có quyền tự hào và ghi nhận những đóng góp to lớn của GDTX đối với sự nghiệp
phát triển KTXH của tỉnh. Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhận công lao,
thành tích của các chiến sĩ Bình dân học
vụ năm xưa, những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của
GDTX nói riêng và GD&ĐT tỉnh ta nói chung.
Kỷ niệm 65 năm ngày Bình dân học vụ,
đặt ra yêu cầu đối với Giáo dục Hòa Bình hết sức nặng nề. Trước hết, ngành
GD&ĐT tiếp tục phải bám sát định hướng KTXH của địa phương; phải có cách
học mới, hình thức mới, nội dung mới; vừa phải
duy trì và phát huy thành quả công tác vừa phải tham gia thực hiện phổ
cập giáo dục; tập trung mở các lớp học chuyên đề, cập nhật kiến thức, chuyển
giao công nghệ, chú ý phát triển ngoại ngữ, tin học cho mọi đối tượng trong đó
cần tập trung cho đối tượng nông dân trong độ tuổi lao động...
Kỷ niệm 65 năm ngày Bình dân học vụ
giữa lúc toàn ngành đang tích cực đón chào năm học mới 2010 - 2011, chúng ta
bày tỏ lòng biết ơn đối với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể và nhân dân
các dân tộc trong tỉnh. Ngành GD&ĐT ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương
những đóng góp to lớn của cán bộ giáo viên đã tham gia BDHV - BTVH - GDTX trong
suốt 65 năm qua và có quyền tự hào, tin
tưởng Giáo dục thường xuyên tỉnh nhà cùng với Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục chuyên nghiệp tiếp tục góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển
GD&ĐT trên quê hương Hòa Bình.
Hồng Mạc - Nam Thanh - Thu
Hiền