Print (Ctrl+P)

Đảm bảo cơ hội học tập và phát triển tiềm năng mọi mặt của trẻ em.

Được sự quan tâm, chăm lo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cơ hội học tập cho trẻ em trong tỉnh được bảo đảm tối đa. Đây là một trong những bước tiến vượt bậc của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà.
       Quyền được giáo dục của trẻ là một trong những quyền cơ bản của trẻ em trong xã hội ta. Thực hiện quyền được giáo dục của trẻ là phải đảm bảo  cơ hội  học tập và phát triển tiềm năng mọi mặt của trẻ em. Trong những năm qua, được sự quan tâm, chăm sóc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong tỉnh, việc thực hiện quyền được giáo dục của trẻ được thực hiện một cách nghiêm túc và đạt hiệu quả to lớn. Các chỉ số phản ánh  về quy mô phát triển trường lớp, học sinh trong tỉnh đã khẳng định cơ hội học tập của trẻ em được bảo đảm tốt. 



       Quy mô trường lớp phát triển khắp các bản làng thôn xóm, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tỉnh miền núi Hoà Bình đã xóa “bản trắng” về giáo dục. Tỷ lệ học sinh tiểu học trong tỉnh trong 5 năm trở lại đây dao động từ  80.000 - 90.000 học sinh. Tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường chứng tỏ cơ hội học tập của trẻ em lứa tuổi tiểu học trong tỉnh được đảm bảo. 



        Đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các hình thức học tập linh hoạt đã thoả mãn nhu cầu học tập của trẻ em. Các hình thức dạy học lớp đơn, lớp ghép; trường công lập, bán công, tư thục, nhóm trẻ gia đình ... đã thu hút hàng vạn học sinh đến trường học tập. Năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 216 trường Mầm non; 219 trường Tiểu học; 19 trường PTCS; 209 trường THCS; 38 trường THPT; 11 Trung tâm GDTX huyện, thành phố; 1 Trung tâm GDTX tỉnh; 1 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp; 1 Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học; 1 trường CĐSP; 1 trường Trung học Kinh tế - Kỹ Thuật; 210 Trung tâm học tập cộng đồng. Hệ thống trường phổ thông DTNT từ  tỉnh đến xã thu hút đông đảo  học sinh các dân tộc đến trường học tập. 



        Cùng với giáo dục chính quy, các hình thức giáo dục thường xuyên  ngày càng được mở rộng và thu hút nhiều học viên ra lớp. Quyền và cơ hội học tập của trẻ em trong tỉnh được  đảm bảo ở tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi rất cao từ 98 - 99,8%, các trường vùng thuận lợi, thị xã, thị trấn đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng độ tuổi cũng ở tỷ lệ khá cao, có thể so sánh ngang bằng với các tỉnh thành phố  có điều kiện kinh tế phát triển của cả nước. 

Quyền và cơ hội học tập của học sinh trong tỉnh được thể hiện qua chất lượng phổ cập GDTH - CMC. Hiệu quả đào tạo qua 5 năm trở lại đây tăng dần từ 75% năm 1995 lên 99,5%  năm  2010.  Tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình Tiểu học, bổ túc Tiểu học, THCS đạt 100%.



        Cơ hội học tập của trẻ em khuyết tật trong tỉnh ngày càng được chăm lo và quan tâm. Các hình thức học tập chuyên biệt và hoà nhập được chú ý. Nhiều học sinh đã học tập tốt, thực sự giảm bớt những lo âu và gánh nặng cho gia đình và xã hội.  
        Trẻ em dân tộc được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đến trường học tập. Tỷ lệ học sinh dân tộc đi học tiểu học chiếm trên 99%. Tỷ lệ trẻ em gái được đi học ngày càng tăng. Tỷ lệ đang đi học ở nhóm nam không cao hơn nhóm nữ  (chênh lệch khoảng 0,8 đến 1%). Điều đó chứng tỏ sự bình đẳng  về cơ hội học tập của trẻ em gái ngày càng được thể hiện rõ. Tỷ lệ lưu ban, bỏ học đối với các học sinh nữ ngày càng giảm; đặc biệt tỷ lệ học sinh nữ có xếp loại văn hoá, đạo đức vượt trội các học sinh nam ở bộ số bộ môn khoa học xã hội, hiểu biết, ứng xử xã hội đã cho thấy sự phát triển trí tuệ ngày càng cao của học sinh nữ. 



         Sự quan tâm đặc biệt về cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em gái, trẻ em dân tộc, trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng lòng hồ Sông Đà, vùng đồng bào dân tộc  ngày càng được đảm bảo và nâng cao hơn về chất lượng. Nhà nước và toàn xã hội ngày càng quan tâm, chăm lo đến quyền và cơ hội học tập của các em; có nhiều giải pháp,  biện pháp coi trọng đến cơ hội học tập của các em bằng việc tăng thêm các nguồn lực cho Giáo dục và Đào tạo; xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách phù hợp động viên, khuyến khích tạo cơ hội học tập cho học sinh. đảm bảo cơ hội học tập bình đẳng cho các em. 
         Được sự quan tâm, chăm lo của  Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cơ hội học tập cho trẻ em trong tỉnh được bảo đảm tối đa. Đây là một trong những bước tiến vượt bậc của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà.   
 
          Hồng Mạc - Đức Ngọc
Sở GDĐT
Văn phòng