Ngày 17/10, Chính phủ có tờ trình số 656/TTr-CP gửi Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo. Theo chương trình, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV. Toàn văn của Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội xem xét có 9 Chương bao gồm 50 điều.
Theo dự thảo Luật Nhà giáo, có một số điểm đáng chú ý: - Các chính sách về lương, phụ cấp và hỗ trợ cho nhà giáo được quy định chi tiết. Các quy định này nhằm
tăng cường các chế độ đãi ngộ, giúp nhà giáo yên tâm làm việc và gắn bó với nghề.
- Tại Khoản 4, Điều 5 nêu rõ: nhà giáo được tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ, sáng tạo trong hoạt động
chuyên môn của nhà giáo.
- Tại Khoản d, Điều 8: nhà giáo có quyền được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể khi thực hiện
các hoạt động nghề nghiệp; đồng thời được đối xử bình đẳng trong công việc và quá trình phát triển nghề nghiệp.
- Khoản 2, Điều 46: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về nhà giáo. Đồng thời có nhiệm vụ, quyền quy định chế độ làm việc,
tiêu chuẩn cụ thể, phương thức tuyển dụng, đánh giá đối với nhà giáo. - Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo sẽ có quy định riêng, phù hợp với đặc thù nghề nghiệp. Theo đó, nhà giáo
làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, nếu có nguyện vọng, có thể nghỉ hưu sớm hơn quy định,
nhưng không quá 5 năm và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.
- Theo chương trình công tác của Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV, trong các ngày 09/11/2024 và
ngày 20/11//2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thừ uỷ quyền của Thủ tướng
Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự án Luật Nhà giáo và giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu
Quốc hội hỏi. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Xin mời quý vị và các bạn chú ý đón xem.