Cùng
với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát
động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Mục tiêu của cuộc vận động nhằm
huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây
dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện
của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, tích cực,
sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và
hiệu quả. Trong năm học 2009 - 2010, ngành GD&ĐT đã tập trung chỉ đạo triển
khai thực hiện phong trào đạt kết quả tốt.
Chỉ
đạo xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Bảo đảm trường an toàn, sạch
sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế
hợp lứa tuổi học sinh. Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm
sóc cây thường xuyên. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan
trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ
cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học
và cá nhân.
Đoàn cán bộ quản lý giáo dục Hòa Bình tại lễ dâng hương tưởng niệm Nhà giáo Chu Văn An
Dạy
và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa
phương, giúp các em tự tin trong học tập. Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương
pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và
ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Học sinh được khuyến
khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để
việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
Rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh. Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình
huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn
luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao
thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống
hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Tổ
chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. Tổ chức các hoạt động văn nghệ,
thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của
học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích
cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
Sở Giáo dục và đào tạo Hòa Bình cung tiếnkhu tưởng niệm Nhà giáo Chu Văn An
Học
sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng ở địa phương. Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử,
văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một
sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của
địa phương với bạn bè. Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống
văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh;
phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của
các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa
phương và khách du lịch. Năm học 2009 - 2010, toàn ngành GD&ĐT đã phát động
thi đua ủng hộ giúp đỡ, chăm sóc, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa theo yêu
cầu của Bộ GD&ĐT. Mặc dù còn nhiều khó khăn, năm học 2009 - 2010, ngành
GD&ĐT Hòa Bình đã phát động quyên góp ủng hộ 20.000.000 đồng xây dựng Đề
thờ Nhà giáo Chu Văn An và quyên góp ủng hộ 30.000.000 đồng xây dựng Khu di
tích 10 cô gái thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà
Tĩnh.
Ngành
GD&ĐT đã triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực, góp phần rất quan trọng vào thành
tích chung của ngành, được Bộ GD&ĐT tặng Cờ đơn vị xuất sắc năm học 2009 -
2010.
Tăng Bá Lương