Triển
khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” đạt kết quả tốt, được các nhà trường hưởng ứng mạnh mẽ, tạo tiền đề
quan trọng cho sự phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
hình thành đạo đức và nhân cách cho học sinh. Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số
33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thông qua cuộc vận động “Hai không” của
ngành đã làm chuyển biến sâu sắc nhận thức, hành động của xã hội, của các cấp
quản lý giáo dục, các nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh. Việc giảng dạy
và học tập thực chất đã dần đi vào nề nếp, học sinh chăm học hơn. Việc giúp đỡ
học sinh học lực yếu kém đã được các cơ quan quản lý chỉ đạo chặt chẽ, các
trường triển khai quyết liệt và thu được kết quả tương đối tốt, góp phần nâng
cao kết quả các kỳ thi.
Đ/c: Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám Đốc Sở GD&ĐT
triển khai các quy chế thực hiện trên Trang thông tin điện tử Ngành GD&ĐT Hòa Bình
Công tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được chỉ
đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện nghiêm túc và đã đạt được kết quả nhất định.
Chất lượng giáo dục đại trà được chú trọng, chỉ đạo có chiều sâu, đánh giá thực
đúng chất lượng học tập của học sinh, sinh viên.
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục
tiểu học chống mù chữ, Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và Phổ cập giáo dục THCS, là cơ sở quan trọng
thực hiện mục tiêu phổ cập Giáo dục bậc trung học. Chú trọng củng cố và phát
triển các Trung tâm học tập cộng đồng, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động. Thực hiện tốt việc xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.
Nhân rộng mô hình kết nối Trung tâm học tập cộng đồng
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 được tổ chức đảm bảo an
toàn, nghiêm túc và khách quan, đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trên lộ trình
đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới thi cử nhằm tạo động lực thúc đẩy đổi mới
phương pháp dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện mục tiêu
giáo dục.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
được quan tâm, đặc biệt là chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công
vụ cho giáo viên.
Một ngày đến trường là một ngày vuiVới
những kết quả đạt được và những tồn tại, khó khăn, bất cập, ngành GD&ĐT đã
rút ra một số bài học kinh nghiệm
Để phát triển giáo dục một cách hiệu quả cần nắm vững và
vận dụng các quan điểm: Phát triển giáo
dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân từ đó ngành Giáo dục phải tích
cực tham mưu cho Đảng, chính quyền các cấp, chủ động phối hợp với các ngành,
các tổ chức đoàn thể thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể và chiến lược
phát triển lâu dài của Giáo dục và Đào tạo.
Việc
đổi mới quản lý là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục. Muốn đổi mới quản lý thành công đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục
phải đổi mới nhận thức về nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, thường xuyên là quản lý
chất lượng giáo dục. Triển khai việc đổi mới được tiến hành kiên quyết và đồng
bộ từ việc hình thành khung luật pháp, tăng cường năng lực đội ngũ quản lý, tổ
chức bộ máy và các điều kiện cần thiết về tài chính, nguồn lực và thông tin để
đổi mới hiệu quả.
Các cấp quản lý giáo dục phải
chủ động, tích cực đề xuất với các cấp có thẩm quyền những vấn đề có tính chiến
lược cho phát triển giáo dục. Phải bám
sát thực tiễn, bám sát cơ sở, có ý thức tìm tòi, phát hiện và nhân rộng mô hình tốt; giải quyết kịp thời dứt điểm những
vướng mắc, phát sinh.
Đẩy mạnh các cuộc vận động và phong trào thi đua
trong ngành với những giải pháp sáng tạo, linh hoạt phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh là giải pháp tích cực, chủ động để nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục toàn diện của mỗi địa phương, mỗi đơn vị, trường học.
Hồng Anh