Tiến sĩ Trần Đình Thuận – Giám đốc Ban quản lý dự án SEQAP phát biểu tại Hội nghị Dự và chỉ đạo Hội nghị có Tiến sĩ Trần Đình Thuận – Giám đốc Ban quản lý dự án SEQAP; Nhà giáo Bùi Trọng Đắc – TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT; Nhà giáo Đặng Quang Ngàn – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT. Dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, lãnh đạo các trường được tiểu học được thụ hưởng chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) trên địa bàn tỉnh, đại diện các xã, cha mẹ học sinh các nhà trường.
Nhà giáo Bùi Trọng Đắc – TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT trao tặng Giấy khen
cho các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Chương trình Chương trình “Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học giai đoạn 2010 - 2015” (SEQAP) được thực hiện từ năm học 2010 - 2011 từ Hiệp định Tài trợ giữa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB). Chương trình này đã giúp nhiều địa phương nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học, cũng như giúp nhiều học sinh nghèo ở những vùng khó khăn trong tỉnh có cơ hội đến trường, giảm thiểu nguy cơ bỏ học. Chương trình SEQAP có mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam bằng việc hỗ trợ của Chính phủ cho quá trình chuyển đổi sang mô hình dạy và học cả ngày ở các trường tiểu học thuộc 36 tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn. Trong đó, ưu tiên cho nhóm học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chương trình SEQAP không chỉ mang lại hiệu quả về chất lượng giáo dục cho các trường mà còn đảm bảo sức khỏe cho học sinh học tập và giảm bớt tình trạng học sinh bỏ học do khó khăn trong đời sống, khó khăn do đi lại... Vì ngoài việc dạy học theo mô hình T30 (30 tiết/tuần), chương trình còn hỗ trợ học sinh ăn 2 bữa cơm trưa/tuần. Việc hỗ trợ ăn trưa này cơ bản đảm bảo được sức khỏe cho những học sinh nghèo, nhà xa trường… phải học 2 buổi/ngày.
Nhà giáo Đặng Quang Ngàn – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trao tặng Giấy khen
cho các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Chương trình Tại tỉnh Hòa Bình, qua 6 năm triển khai thực hiện với nguồn kinh phí trung ương đã cấp là 70,395 tỷ đồng (đã thực hiện 66,324 tỷ đồng); địa phương đối ứng là 1,05 tỷ đồng. Chương trình SEQAP đã góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường tham gia Chương trình; các hoạt động giáo dục ở các trường từng bước triển khai có hiệu quả; mối liên hệ, phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và chính quyền cơ sở được tăng cường; số lượng học sinh được học cả ngày năm học sau tăng so với năm học trước; số lượng học sinh được tổ chức ăn trưa tại trường tăng lên đáng kể; chất lượng giáo dục tăng đều hàng năm. Từ chỗ ban đầu chỉ có 09 trường tham gia chuyển đổi sang mô hình dạy học 2 buổi/ngày đến nay, toàn tỉnh duy trì và nhân rộng 202/238 trường đạt tỷ lệ 84,87%, trong đó: tổng số học sinh học 5 đến 6 buổi/tuần: 31.416/66.266 chiếm tỷ lệ 47,4%; tổng số học sinh học 7-10 buổi/tuần: 34.850/66.226 đạt tỷ lệ 52,6%. Số trường tổ chức bán trú 73/202 đạt 36,1%; các nhà trường được tăng cường đâu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; duy trì và xây dựng trường đạt mức chất lượng tối thiểu, trường đạt chuẩn quốc gia,… . Chương trình SEQAP triển khai tại Hòa Bình đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu cam kết giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học, hỗ trợ các trường học về xây dựng cơ bản, các quỹ giáo dục... để chuyển đổi từ mô hình dạy học nửa ngày sang dạy học cả ngày nhằm đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Quang cảnh hội nghị Tại hội nghị các đại biểu đã tham gia thảo luận về một số vấn đề như: kinh nghiệm trong việc đổi mới hình thức tổ chức, quản lý bán trú trong trường tiểu học dạy học cả ngày; sự tham gia của cộng đồng trong trường tiểu học dạy học cả ngày; công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV; sự tham gia của cha mẹ học sinh và hiệu quả hỗ trợ quỹ phúc lợi của chương trình….
Trong thời gian tới, ngành giáo dục sẽ tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng về đổi mới GD&ĐT; chỉ đạo các trường tăng nhanh số học sinh được học cả ngày theo mô hình T35; nghiên cứu các giải pháp dồn học sinh ở điểm trường lẻ tăng số học sinh được ăn trưa tại trường; tiếp tục chú trọng công tác tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học tham gia SEQAP và nhân rộng ra các trường tiểu học trên toàn tỉnh; tiếp tục khai thác, sử dụng hiệu quả các phòng học, nhất là phòng đa năng, đáp ứng nhiệm vụ của chung của nhà trường; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất từ tất các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất để duy trì và nhân rộng mô hình học 2 buổi/ngày cho học sinh các trường tiểu học một cách bền vững./.
Văn Hùng