Nhà giáo Bùi Trọng Đắc – TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu chỉ đạo Hội nghịDự và chỉ đạo Hội nghị có Nhà giáo Bùi Trọng Đắc – TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT. Dự Hội nghị có lãnh đạo chuyên các phòng GDMN, GDTH, GDTrH Sở GD&ĐT; lãnh đạo, chuyên viên phụ trách các cấp học Phòng GD&ĐT huyện, thành phố; lãnh đạo một số trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Sau 3 năm thực hiện các nội dung đổi mới theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Cơ bản CBQL, GV trong toàn ngành đều có chung nhận thức, đổi mới. Nhiều cán bộ quản lí đã tập trung chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện tốt các nội dung đổi mới, khẳng định vai trò then chốt, quyết định của công tác quản lý đối với việc thực hiện nội dung đổi mới. Một số nội dung đổi mới đã được các nhà trường triển khai thực hiện mang lại hiệu quả rõ nét như: thực hiện tốt các cuộc vận động và thi đua do ngành phát động; đổi mới quản lý, kỷ cương, nền nếp, sổ sách, ứng dụng CNTT; xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục được thực hiện nghiêm túc, sáng tạo; chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới hình thức tổ chức dạy học; tăng cường đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, không ít cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ về các nội dung đổi mới, chưa gắn kết được các biện pháp, giải pháp đổi mới với các nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cấp quản lí; chưa cập nhật kịp thời những đổi mới giáo dục; một bộ phận nhỏ cán bộ quản lí chưa thực sự quan tâm, chưa thật sự tích cực trong việc đổi mới... điều này đã làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục chung. Một số phòng GD&ĐT thực hiện thiếu linh hoạt khi chỉ đạo thực hiện chương trình, chưa có các giải pháp tích cực phù hợp với điều kiện thực tiễn tại từng địa phương như thiếu linh hoạt trong việc thực hiện Thông tư 30, mô hình trường học mới (VNEN),…; hiệu quả công tác đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chưa cao… Một số cán bộ quản lí chỉ tập trung vào cơ sở vật chất, tài chính, đòi hỏi điều kiện làm việc, thực hiện chế độ chính sách,... mà chưa đi sâu vào nội dung đổi mới.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận và làm rõ một số vấn đề như: “nội dung căn bản” để cụ thể hoá cho các “nội dung toàn diện”. Nghĩa là: xác định rõ, cụ thể nội dung đổi mới gắn với từng cấp học, bậc học, qua đó mỗi cập học, bậc học thực hiện tốt nhiệm vụ của mình sẽ đảm bảo việc thực hiện các nội dung đổi mới đồng bộ, toàn diện. Sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên phù hợp với thực tiễn tại đơn vị. Gắn các nội dung đổi mới với nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp quản lí (phòng làm gì? trường làm gì? trách nhiệm như thế nào?). Xác định mục tiêu cụ thể cho từng nhiệm vụ, mục tiêu phải được mô tả bằng hành động và việc làm, không định hướng chung chung. Nghiên cứu sâu, đồng bộ, có sức thuyết phục cả về cơ sở lý luận và thực tiễn các nhiệm vụ gắn với mỗi cấp bậc học, môn học, bài học và hình thức, phương thức, phương tiện giáo dục. Xác định rõ trong quá trình đổi mới giáo dục cần phải đặt lên hàng đầu đó là thúc đẩy tư duy đổi mới – thay đổi nhận thức – quyết tâm hành động từ CBQL Phòng GD&ĐT đến các nhà trường và đội ngũ giáo viên. Căn cứ 9 nhiệm vụ giải pháp và 7 định hướng chỉ đạo, mỗi phòng GD&ĐT, mỗi cấp học, bậc học xác định cụ thể các nhóm biện pháp, giải pháp để thực hiện thành công các nội dung đổi mới. Đặc biệt, Phòng GD&ĐT cần lựa chọn và xác định một nội dung ưu tiên để triển khai đổi mới sẽ thực hiện tốt trong từng năm học.
Quang cảnh Hội nghịTại Hội các đại biểu đã tích cực trao đổi, chia sẻ cũng như đóng góp ý kiến từ thực tiễn triển khai thực hiện công tác đổi mới giáo dục như nêu ra những cách làm hay và hiệu quả để cùng rút kinh nghiệm, học tập, đồng thời cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc để giải quyết. quyết sách phù hợp. Qua đó, Sở GD&ĐT cũng đánh giá được thực trạng việc triển khai đổi mới giáo dục tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh từ đó có những giải pháp, biện pháp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, hiệu quả hơn.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Nhà giáo Bùi Trọng Đắc – TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT đánh giá cao Phòng GD&ĐT huyện, thành phố trong việc triển thực hiện các nội dung đổi mới trong thời gian qua cũng như những ý kiến, chia sẻ, đóng góp tại Hội thảo, đồng thời đồng chí nhấn mạnh trong thời gian tới Phòng GD&ĐT huyện, thành phố cần triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Tập trung tuyên truyền để thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên về nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với nhiệm vụ từng cấp học, bậc học một cách cụ thể. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi lẽ, gốc rễ của đổi mới là thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy. Tư duy đổi mới, tất sẽ có những cách làm sáng tạo, những chuyển biến căn bản.
2. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cùng với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đã nêu trong Hội nghị hôm nay, theo tình hình thực tế, phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ ưu tiên đổi mới các nội dung sao cho phù hợp nhất, từ đó hướng dẫn các trường trên địa bàn xác định rõ nhiệm vụ và công khai mục tiêu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ và nội dung đổi mới. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của từng trường; là căn cứ để giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ nội dung đổi mới.
3. Ưu tiên nâng cao chất lượng cán bộ, đội ngũ quản lý các nhà trường. Theo đó xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, tầm nhìn, uy tín, nhiệt tình, năng động sáng tạo trong việc đổi mới. Chú trọng rèn luyện đạo đức phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của CBQL đương nhiệm. Gắn trách nhiệm của nhà quản lí (cấp trường, cấp phòng) với việc thực hiện các nhiệm vụ đổi mới. Tăng cường kiểm tra, hỗ trợ, điều chỉnh công tác quản lí kịp thời.
4. Tập trung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đây là khâu then chốt, bởi chỉ có giáo viên tích cực, chủ động mới thực hiện đổi mới thành công.
Đổi mới căn bản toàn diện một nền giáo dục không phải ngày một ngày hai, cũng không phải là sự đổi mới một khâu trong tổng thể của quá trình giáo dục, cũng không phải là sự đổi mới trong một cấp học mà là cả một quá trình tổng thể theo một trình tự nhất định cần phải có thời gian tích lũy về lượng để biến đổi về chất. Do đó, quá trình đổi mới phải được triển khai một cách thống nhất, đồng bộ, theo một trình tự phù hợp với những ưu tiên xác định trên cơ sở thực tiễn tại các nhà trường, các địa phương./.
Văn Hùng (Ảnh Duy Tiến)